Quá trình phục hồi dữ liệu máy chủ

//Quá trình phục hồi dữ liệu máy chủ

Quá trình phục hồi dữ liệu máy chủ

Máy chủ là hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyên nghiệp và phổ biến nhất hiện nay, nó mang lại độ tin cậy rất cao cho người sử dụng. Mặc dù tính an toàn và tin cậy đã được nhắc hàng đầu khi dùng máy chủ, nhưng vẫn có nhiều trường hợp khó tránh được mất dữ liệu. Hãy cùng xem nguyên nhân mất dữ liệu và hướng dẫn quy trình phục hồi dữ liệu máy chủ dưới đây.

Tại sao lại bị mất dữ liệu máy chủ?

Máy chủ còn được nhiều người biết đến là server, đây là một phần thiết yếu của mọi dịch vụ internet. Hiện nay có nhiều loại máy chủ khác nhau: hệ thống máy chủ ảo, điện toán đám mây, máy chủ riêng… Tất nhiên mỗi một loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng tất cả đều khó tránh khỏi những nguyên nhân mất dữ liệu ở dưới đây.Phục hồi dữ liệu máy chủ

  • Cấu hình RAID bị hỏng hoặc bị mất: Mọi máy chủ đều sử dụng Raid để quá trình hoạt động trở nên trơn tru hơn. Tốc độc đọc và lưu trữ dữ liệu nhanh hơn. Khi Raid bị lỗi thì sẽ đe dọa đến dữ liệu, Tùy thuộc vào loại raid bạn dùng sẽ có mức độ tin cậy khác nhau.
  • Không thể nâng cấp Phần mềm hoặc Hệ điều hành: Khi rơi vào trường hợp này sẽ khả năng cao là mất hết dữ liệu trong quá trình thực hiện nâng cấp.
  • Bảng phân vùng hỏng hoặc bị hỏng: Mọi thiết bị lưu trữ đều có bảng phân vùng để lưu trữ dữ liệu, hoặc sử dụng đề cài đặt hệ điều hành.
  • Drive Not Booting – Thiếu hoặc Xóa tệp / Thư mục
  • Các thao tác đều không thể truy cập được vì một lý do nào đó
  • Tấn công bởi virus: Có nhiều loại virus khác nhau được tạo ra nhằm tấn công làm rán đoạn quá trình sử dụng thiết bị, thậm chí còn đánh cắp cả dữ liệu rồi phá hủy nó…
  • Build lại RAID: Nhiều trường hợp rebuild lại raid sẽ gây ra tình trạng mất dữ liệu
  • Format thiết bị lưu trữ bởi thao tác người dùng.
  • Những tai nạn ổ cứng khác do tình cờ hoặc cố tình từ những tác động vật lý bên ngoài
  • Hỏa hoạn / Lũ lụt cũng là những nguyên nhân từ thiên nhiên, con người khó đề phòng.

Những lưu ý không nên làm

Đế tăng khả năng phục hồi dữ liệu máy chủ, mọi người dùng cần hiểu rõ về nó và tuyệt đối không nên vi phạm bất kỳ lưu ý nào chúng tôi liệt kê ở dưới đây.

  • Nếu bạn không chắc chắn về thiệt hại, đừng cố gắng khởi động lại vì điều này có thể gây ra thiệt hại cho mảng raid.
  • Nếu ổ đĩa gây ra tiếng ồn cơ học bất thường, hãy tắt ngay.
  • Nếu bạn đã cố gắng để sửa chữa / build lại một mảng raid thất bại đều sẽ có hậu quả nhất định
  • Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy đánh dấu vị trí ổ đĩa RAID và sau đó lưu ý ổ đĩa vật lý đó.
    (Drives sẽ được đánh số bắt đầu bằng 0 Ví dụ: Nếu bạn có 5 ổ, chúng sẽ được đánh số 0-4…)
  • Không chạy các chương trình sửa chữa hoặc chống phân mảnh ổ cứng.
  • Không trao đổi hoặc sắp xếp thứ tự các ổ đĩa trong mảng RAID nhiều ổ vì điều này có thể gây ghi đè.
  • Không thay thế ổ đĩa bị lỗi bằng ổ đĩa đó là một phần của một hệ thống RAID trước đó.
  • Nếu cố gắng khôi phục lại một bản sao lưu, khôi phục lại phải từ một hệ thống thứ cấp, không sử dụng ổ đĩa là một phần của hệ thống bị lỗi.Phục hồi dữ liệu máy chủ

Quá trình phục hồi dữ liệu máy chủ

Mọi trường hợp cứu dữ liệu máy chủ đều phải thực hiện đúng quy trình. Quá trình thực hiện cần phải chính xác và thật cẩn thận.
Đầu tiên, bạn hãy xác định nguyên nhân mất dữ liệu, bạn cần phải kiểm tra phần cứng trước xem có hỏng hóc gì không. Sau khi nhận định xong hãy kiểm tra phần mềm.
Khi đã xác định rõ tình trạng ổ cứng qua 2 yếu tố trên thì mới bắt đầu tìm kiếm thông số Raid. Quá trình này yêu cầu có những thiết bị máy móc chuyên dụng và hiện đại.
Khi xác nhận rõ thông số Raid, bạn có thể tiến hành quá trình rebuil lại raid để truy xuất dữ liệu.
Quy trình phục hồi dữ liệu máy chủ cần được thực hiện bởi công ty cứu dữ liệu chuyên nghiệp, nơi đảm bảo có thiết bị máy móc hiện đại, có phòng lab sạch, có các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng như hiểu biết rõ về quá trình cứu dữ liệu từ mọi thiết bị khác nhau.

Tham khảo thêm:
Cứu dữ liệu ổ cứng bị ghosh nhầm
Cứu dữ liệu ổ cứng bị raw

By | 2019-10-21T09:08:23+07:00 Tháng Một 31st, 2018|Tham Khảo|0 Comments

About the Author:

Leave A Comment