Khi máy vi tính bị trục trặc về phần mềm, hệ điều hành bị lỗi hay bị nhiễm virus cách tốt nhất bạn nên cài lại toàn bộ hệ điều hành và chương trình. Tuy nhiên nếu trước đó bạn đã có sao lưu dữ liệu (backup dữ liệu) thì việc phục hồi lại sẽ dễ dàng và nhanh hơn.
Là người làm việc trực tiếp với dữ liệu máy tính chắc hẳn ai cũng hiểu mức độ quan trọng của dữ liệu đối với cá nhân, tổ chức mình như thế nào.
Khi chưa phải đối mặt với vấn đề mất đi những dữ liệu cực kỳ quan trọng thì trong chúng ta có rất nhiều người còn thờ ơ với việc sao lưu dự phòng dữ liệu. Họ cho rằng sao lưu dữ liệu chỉ là việc thừa và mất thời gian!
Đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Còn bạn thì sao? Hãy sao lưu dữ liệu để bảo vệ và tiết kiệm công sức cho chính mình đối với sự an toàn của dữ liệu, của công việc. Hãy đề phòng ngay từ bây giờ để đảm bảo công việc của bạn được thuận lợi.
1. Backup – Restore là gì ?
Sao lưu dữ liệu (Data backup) là việc tạo ra các bản sao của dữ liệu gốc, cất giữ ở một nơi an toàn. Và lấy ra sử dụng (restore) khi hệ thống gặp sự cố. Sao lưu dữ liệu là cách tốt nhất hiện nay để bảo vệ dữ liệu của bạn.
2. Mục đích backup-restore
Mục đích của việc backup-restore dữ liệu này là để đưa hệ thống trở lại trạng thái trước khi gặp sự cố. Nguyên nhân của sự cố gây ảnh hưởng đến dữ liệu có thể thuộc một trong 2 dạng chính sau:
– Sự cố xảy ra ngoài ý muốn, con người không thể biết trước được, thường là các thảm họa (VD: thiên tai, cháy nổ,…). Do đó cần cất giữ bản sao ở xa bản chính.
– Sự cố xảy ra do những thao tác không chính xác của con người (ví dụ: lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, thao tác nhầm…). Do đó cần cất giữ bản sao ở vị trí sao cho thuận lợi cho việc phục hồi dữ liệu, không nhất thiết phải lưu trữ ở nơi xa bản chính.
3. Phối hợp sử dụng giữa cả 2 loại sao lưu và dự phòng
Kỹ thuật dự phòng có khả năng chịu các lỗi vật lý nhưng không có tác dụng chống lại lỗi trong một số trường hợp mất dữ liệu do thảm họa, virus, hay lỗi của user. Do đó khi yêu cầu mức độ an toàn dữ liệu tối đa, cần có sự phối hợp giữa dự phòng và sao lưu.
Ví dụ: Để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống thông tin, nên áp dụng các giải pháp Clustering đối với những thành phần quan trọng hoặc toàn bộ hệ thống. Clustering đảm bảo dự phòng các thành phần quan trọng của hệ thống và đảm nhiệm chức năng thay thế các thành phần này khi có sự cố (fail-over). Giải pháp này cho phép đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống khi có sự cố hoặc thảm hoạ (disaster) cục bộ (Server Clustering, Switch Clustering), sự cố hoặc thảm hoạ nội bộ (Local/Metro Clustering) hay sự cố hoặc thảm hoạ trên diện rộng (Geographical Clustering, Backup Centre).
Xem thêm: Sao lưu dữ liệu bằng Fbackup
Leave A Comment