Chia lại ổ cứng không mất dữ liệu trong HĐH Windows

///Chia lại ổ cứng không mất dữ liệu trong HĐH Windows

Chia lại ổ cứng không mất dữ liệu trong HĐH Windows

Hiện nay, ổ đĩa cứng các dòng máy tính desktop hay laptop có kèm theo Windows bản quyền chỉ được phân làm 2 phân vùng, một phân vùng chứa Windows và một phân vùng chứa các tập tin dùng để phục hồi Windows còn gọi là Recovery. Bạn muốn chia lại ổ cứng không mất dữ liệu mà vẫn thuận tiện trong quá trình sử dụng máy tính, nếu vậy, bạn nên phân chia lại đĩa cứng cho laptop ngay trong Windows để có một không gian lưu trữ biệt lập với hệ điều hành,thao tác này sẽ không làm mất dữ liệu hiện có trên đĩa cứng.

Cách chia lại ổ cứng không mất dữ liệu như sau:

  • Bấm chuột phải vào biểu tượng My Computer rồi chọn Manage để mở cửa sổ Computer Management.
  • Tại đây, bạn bấm chuột vào mục Storage > Disk Management. Sau đó bấm chuột phải vào phân vùng đĩa cần phân chia rồi chọn Shrink Volume.
  • Một cửa sổ hiện ra, tại đây bạn hãy thiết lập mức dung lượng bạn cần gán cho phân vùng đĩa sắp tạo trong mục Enter the amount of space to shrink in MB (tính bằng đơn vị MB). Sau đó nhấn nút Shrink để xác nhận.

Quay lại cửa sổ Disk Management, tại đây, bạn bấm chuột phải vào một phân vùng mới xuất hiện (có dòng chữ Unllocated xuất hiện bên dưới thông tin dung lượng) sau đó chọn New Simple Volume, một cửa sổ có tên là format Partition hiện ra, tại đây bạn sẽ tiến hành định dạng lại phân vùng đĩa cứng mới bằng cách khai báo các thông tin sau:

    • File system: Chọn định dạng NTFS hoặc FAT32.
    • Allocation unit file: Nên chọn default để sử dụng các thông số mặc định.
    • Volume label: Đặt tên gọi cho phân vùng đĩa sắp định dạng.
    • Perform a quick format: Định dạng nhanh đĩa cứng, nếu bạn bỏ chọn mục này thì quá trình định dạng đĩa cứng sẽ diễn ra khá lâu.

Chú ý: Sau khi quá trình định dạng phân vùng đĩa hoàn tất, bạn sẽ thấy dòng chữ Healthy xuất hiện bên dưới phần thông tin dung lượng, điều này có nghĩa là quá trình định dạng đã hoàn thành và bạn đã có thể sử dụng phân vùng đĩa cứng này để lưu trữ dữ liệu.

Xem thêm:

>>> Kinh nghiệm khi ổ cứng bị hư hỏng, mất dữ liệu

By | 2016-12-06T09:56:50+07:00 Tháng Tám 26th, 2015|Ổ cứng|0 Comments

About the Author:

Leave A Comment